Sàn mái là một bộ phận chịu nhiều tác động nhất từ thời tiết bên ngoài. Vì đây là khu vực trên cùng vậy nên thường xuyên phải tiếp xúc với nắng mưa. Nếu không có những cách chống thấm sàn mái ngay từ đầu. Rất có thể sau một thời gian sàn mái bị xuống cấp gây nứt nẻ, thấm dột. Chẳng những làm mất thẩm mỹ của toàn bộ công trình. Mà còn có hại đến sức khỏe của mọi thành viên trong gia đình vì sàn mái bị ẩm mốc sẽ là nơi tiềm ẩn nhiều vi khuẩn gây bệnh. Bên cạnh đó nó còn làm cho kết cấu công trình nhanh chóng bị phá hủy. Nước thấm vào bên dưới nhà làm hư hỏng hệ thống điện, nước trong nhà. Điều này sẽ làm công trình nhanh chóng bị xuống cấp, giảm tuổi thọ công trình

Vì vậy bạn nên tìm cách chống thấm sàn mái cho công trình của mình nhanh chóng. Để tránh làm ảnh hưởng đến tuổi thọ công trình. Dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu một số biện pháp chống thấm hiệu quả. Hãy cùng tham khảo nhé

Cách chống thấm sàn mái hiệu quả triệt để

Cách chống thấm sàn mái phổ biến hiện nay mang lại hiệu quả triệt để

Cách chống thấm sàn mái phổ biến hiện nay mang lại hiệu quả triệt để

Chuẩn bị bề mặt

Trước khi áp dụng những cách chống thấm sàn mái vào công trình của mình thì bạn cần xử lý sạch bề mặt

  • Những phần vữa thừa hay bê tông yếu không đặc chắc bạn hãy loại bỏ khỏi bề mặt. Xử lý bề mặt để tạo độ phẳng
  • Cường độ nén của bề mặt tối thiểu cần có là 25Mpa. Độ bám dính của bề mặt tối thiểu là 1,5 Mpa. Kết cấu sàn mái bê tông cần khô ít nhất là 28 ngày
  • Bề mặt sàn mái bị bám dính chất hữu cơ, dầu mỡ, tạp chất, lớp chống thấm cũ,… cần được loại bỏ sạch bằng máy mài
  • Đảm bảo bề mặt sàn mái khô thoáng, sạch sẽ, không còn bám bụi bẩn hay bị bong tróc trước khi chống thấm
  • Nếu trên bề mặt có những vết nứt thì bơm keo chống thấm Sika 752, SL 1400, TCK 1400, keo Epoxy TCK E500,… để xử lý, lấp đầy vết nứt
  • Bạn hãy sử dụng vữa Sika Latex để tạo một độ dốc ở những vị trí góc

Chống thấm sàn mái bằng màng tự dính

Quy trình thi công:

– Sử dụng rulo để lăn lên bề mặt một lớp lót đều, phủ kín bề mặt sàn mái

– Chờ khoảng 5 giờ sau cho lớp lót khô thì dán trực tiếp màng chống thấm tự dính lên bề mặt

– Trải màng chống thấm theo chiều dài vị trí cần chống thấm và cắt màng đúng kích thước yêu cầu 

– Bóc bỏ lớp bảo vệ màng ra rồi dán trực tiếp lên bề mặt sàn mái cần chống thấm. Độ chồng mí cần tối thiểu là 10cm

– Sau khi thi công thì cán vữa bảo vệ màng chống thấm

Cách chống thấm sàn mái bằng màng khò nóng

Quy trình thi công:

– Quét lên bề mặt một lớp lót Primer gốc nước hoặc gốc dung môi

– Sử dụng rulo để lăn lớp lót lên bề mặt sàn mái. Lớp lót nên thi công mỏng, đều phủ kín hết lên bề mặt

– Sau khi bề mặt lớp lót khô thì tiến hành phủ lớp màng chống thấm dạng khò lên sàn mái

– Dùng đèn khò tản đều nhiệt lên bề mặt màng và khò vào bề mặt lớp lót. Khò đến khi thấy màng nóng chảy mềm thì dán màng vào bề mặt sàn mái. Thao tác này cần thực hiện nhanh để đạt được hiệu quả cao nhất. Nên khò đều tay để tránh trường hợp khò quá nóng dẫn đến thủng màng

– Tại vị trí cổ ống, chân tường cần dán cao lên ít nhất là 20cm

– Thi công chống thấm xong thì cán một lớp vữa lên để bảo vệ lớp chống thấm

Chống thấm bằng các loại hóa chất chống thấm

Cách chống thấm sàn mái bằng hóa chất chống thấm gốc nhựa Polyurethane 1 thành phần

– Một số loại hóa chất chống thấm có gốc Polyurethane như: Sikalastic-632R, NEOMAX 201, Maxbond 328E, MARISEAL 250, MARISEAL 270, MARISEAL 300,… Đây là dạng thi công nguội. Có thể đông cứng nhờ vào phản ứng, độ ẩm trong không khí. Bề mặt sau khi thi công màng sẽ liền mạch liên tục, không có mối nối. Đây là cách chống thấm sàn mái rất hiệu quả

– Có thể thi công dễ dàng bằng con lăn, chổi quét, máy phun chuyên dụng

– Chịu được những vết nứt tốt

– Có một số tính cơ lý tốt như độ giãn dài và độ bền kéo cao

– Có thể bám dính được trên nhiều bề mặt như: bê tông, gạch, vữa xây, ván ép, nhựa PVC, kim loại,…

– Kháng lại sự ăn mòn từ hóa chất, mưa axit, kháng kiềm,…

Quy trình thi công:

– Sử dụng cọ, chổi, máy phun hoặc con lăn để phun 2 lớp hóa chất lên bề mặt. Lớp thứ 2 nên được thi công vuông góc lớp thứ nhất. Và chỉ thi công lớp thứ 2 khi lớp đầu tiên khô

– Cán vữa bảo vệ bề mặt để tăng hiệu quả chống thấm hơn

Chống thấm sàn mái bằng hóa chất chống thấm gốc acrylic 1 thành phần

Một số loại hóa chất chống thấm gốc Acrylic bạn có thể sử dụng như: Conmik acrylic, Neomax A108, Pentens T200, QuicSeal 103,… dạng sơn chống thấm. Sau khi lớp chống thấm khô sẽ tạo thành lớp phủ bảo vệ bề mặt. Bền vững, linh hoạt, có thể chống lại tia UV và kháng mọi tác động từ thời tiết. Hóa chất chống thấm gốc Acrylic có thể sử dụng cho những bề mặt bê tông lộ thiên. Mang lại khả năng bám dính tuyệt hảo trên nhiều bề mặt

Quy trình thi công:

– Bạn hãy sử dụng máy khuấy để khuấy đều thùng sơn lên trước khi thi công chống thấm. Nhằm loại bỏ cặn đóng dưới đáy thùng. Bạn có thể thi công dễ dàng bằng máy phun hoặc con lăn đều được. Pha hóa chất với 5% nước sạch để tăng hiệu quả chống thấm hơn

– Phun 2 lớp hóa chất chống thấm lên bề mặt sàn mái theo mật độ khoảng 0.5 – 1 lít/m²/lớp

– Nên thi công lớp thứ 2 vuông góc với lớp thứ nhất sau khi bề mặt lớp thứ nhất đã khô hoàn toàn theo cùng mật độ phủ giống lớp trước 

– Bảo dưỡng lớp chống thấm trong 72 giờ

Sử dụng hóa chất gốc xi măng để chống thấm sàn mái

Bạn có thể chống thấm sàn mái bằng hóa chất chống thấm gốc xi măng 2 thành phần Sikatop Seal 107, QUICSEAL 104S, Masterseal 540, QUICSEAL 144,..

Quy trình thi công:

– Trước tiên bạn hãy trộn 2 thành phần của vật liệu vào với nhau để tạo ra hồ sệt đồng nhất

– Sử dụng chổi quét hoặc bình phun sơn để phun hỗn hợp lên bề mặt sàn mái khi bề mặt vẫn còn độ ẩm 

– Đợi cho bề mặt đông cứng lại thì thi công tiếp lớp thứ 2. Nếu lớp thứ 2 được thi công sau lớp thứ nhất khoảng 12 thì cần phun nước làm ẩm bề mặt trước

– Quét hóa chất chống thấm lên bề mặt thẳng đứng khoảng 1 – 2mm. Đối với bề mặt nằm ngang thì độ dày khoảng 2 – 3mm. Thi công 2 lớp

– Lớp thứ 2 nên thi công vuông góc với lớp thứ nhất để tránh tình trạng xuất hiện bọt khí

– Cán thêm lớp vữa để bảo vệ bề mặt chống thấm 

Trên đây chúng tôi đã hướng dẫn một số cách chống thấm sàn mái đơn giản, hiệu quả. Hãy tham khảo để lựa chọn phương pháp phù hợp và áp dụng vào công trình của mình nhé. Chúc bạn thành công.

Xem thêm các phương pháp chống thấm tại đây 👇👇👇

 

Rate this post