Hiện nay đã bắt đầu vào mùa mưa, ngôi nhà của bạn xuất hiện tình trạng thấm dột nước tại một vài vị trí. Bạn đang lo lắng vì không biết phải xử lý bằng cách nào để chấm dứt tình trạng thấm dột. Vì nếu để lâu không xử lý thì nước mưa có thể làm hư hỏng toàn bộ kết cấu của ngôi nhà. Các vật dụng bên trong ngôi nhà nếu bị thấm nước cũng sẽ bị ảnh hưởng. Đặc biệt là vị trí sàn mái. Nếu thấm dột từ vị trí sàn mái lâu ngày sẽ làm nước đọng lại thành giọt rồi nhiễu xuống. Những thiết bị điện kê bên dưới như tivi, tủ lạnh, máy giặt,… bị thấm nước lâu ngày có thể gây hư hỏng hoặc gây chập cháy điện rất nguy hiểm.

Nếu xuất hiện tình trạng thấm dột sàn mái bạn cần tìm cách xử lý chống thấm nhanh chóng. Tránh để lại hậu quả về sau. Vậy cách chống thấm sàn mái sao cho hiệu quả để chấm dứt triệt để tình trạng sàn mái bị thấm dột? Bên dưới bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn quy trình thi công chống thấm sàn mái hiệu quả tuyệt đối. Hãy cùng chúng tôi tham khảo để kịp thời xử lý chống thấm cho sàn mái nhà mình nhé.

Quy trình thi công chống thấm sàn mái theo đúng kỹ thuật

Quy trình thi công chống thấm sàn mái đúng cách mang lại hiệu quả cao

Quy trình thi công chống thấm sàn mái đúng cách mang lại hiệu quả cao

Hiện nay có rất nhiều biện pháp chống thấm sàn mái hiệu quả, Một trong những cách dễ thi công nhất đó là sơn chống thấm. Ngoài việc giúp chống thấm cho sàn mái thì nó còn giúp mang lại giá trị thẩm mỹ. Hơn nữa nếu được thi công đúng quy trình sẽ giúp bề mặt được bảo vệ một cách tuyệt hảo. Bề mặt sàn mái bền bỉ theo thời gian và tuổi thọ cao

Quy trình thi công chống thấm sàn mái được thực hiện như sau:

Bước 1: Xử lý, vệ sinh, chuẩn bị bề mặt

Trước khi thực hiện chống thấm sàn mái bạn cần phải xử lý, vệ sinh, chuẩn bề mặt thật kỹ lưỡng. Bước này là công đoạn quan trọng đầu tiên trong quy trình thi công chống thấm sàn mái. Thực hiện như sau:

– Vệ sinh sàn mái thật sạch: Bạn có thể sử dụng các thiết bị chuyên dụng như máy hút bụi, máy thổi, búi sắt, chổi sắt,… để vệ sinh bề mặt sàn mái. Loại bỏ hết tạp chất, rác thải, bụi bẩn bám trên bề mặt. Đục bỏ vữa, bê tông thừa, phần bê tông bị yếu ở trên bề mặt sàn mái. Loại bỏ rong rêu bằng các loại hóa chất tẩy rửa chuyên tẩy rêu mốc. Sau đó dùng máy mài để mài bề mặt sàn mái. Việc này sẽ tạo độ ma sát trên bề mặt. Giúp vật liệu chống thấm bám dính tốt hơn vào bề mặt. Và cũng để làm sạch bề mặt hơn

– Xử lý các vết nứt: Bạn có thể dùng vữa xi măng hoặc keo chống thấm để xử lý các vết nứt trên sàn mái. Tại những vị trí cổ ống xuyên sàn, hốc bọng, hộp kỹ thuật, lỗ rỗ,… Để mang lại hiệu quả chống thấm tuyệt đối tại những vị trí này. Bạn cần xử lý thật kỹ. Đục rãnh khoảng 3cm tại các vị trí đó đến khi thấy lớp bê tông đặc chắc hiện ra. Như vậy sẽ giúp bề mặt những vị trí này tiếp xúc với chất chống thấm nhiều hơn

Bước 2: Thi công chống thấm sàn mái

Sau khi đã xử lý sạch bề mặt sàn mái. Đảm bảo bề mặt sàn mái cần chống thấm được khô thoáng, sạch sẽ. Tiếp theo thì bạn hãy xử lý chống thấm sàn mái theo quy trình dưới đây:

– Dùng chổi quét, rulo hoặc máy phun sơn để phun lên bề mặt 1 lớp sơn chống thấm. Lớp sơn phủ này sẽ giúp làm phẳng và láng bề mặt. Ngoài ra đây cũng là cách để lấp kín những vết nứt trên sàn mái thêm một lần nữa. Nếu ở bước xử lý bạn đã bỏ sót một vài vị trí chưa xử lý

– Sau khi lớp sơn lót thứ nhất khô hoàn toàn thì phun tiếp lên bề mặt lớp sơn thứ 2. Lớp thứ 2 nên được quét vuông góc với lớp sơn đầu tiên. Để tránh xuất hiện bọt khí trên bề mặt

Lưu ý: Tại các vị trí như góc chân tường, cổ ống xuyên sàn, các góc chân tường là những vị trí bạn cần đặc biệt chú ý đến. Ở những khu vực này nên thi công kỹ lưỡng. Phun nhiều sơn chống thấm hơn lên các vị trí này

Bước 3: Kiểm tra và nghiệm thu

Sau 24 giờ khi đã xử lý chống thấm xong. Bạn hãy tiến hành xả nước ngâm thử bề mặt sàn mái trong 24 gờ để kiểm tra tình trạng chống thấm. Trong quá trình ngâm nước bạn hãy quan sát toàn bộ phần trần nhà để xem trần nhà có bị dột ở vị trí nào không? Nếu không còn bị dột thì quy trình thi công chống thấm sàn mái của bạn đã hoàn thành. Nghiệm thu công trình để hoàn thiện bề mặt

Để bảo vệ bề mặt chống thấm tốt hơn bạn hãy cán vữa lên sàn mái để bảo vệ bề mặt vừa chống thấm tốt hơn. Sẽ giúp cho lớp chống thấm bền bỉ, tuổi thọ kéo dài hơn

Thuận Phát chuyên thi công chống thấm

Bài viết trên đây đã hướng dẫn quy trình thi công chống thấm sàn mái đúng cách, mang lại hiệu quả triệt để. Bên cạnh việc chống thấm sàn mái bằng vật liệu sơn chống thấm chúng tôi đã hướng dẫn trên đây ra. Bạn còn có thể áp dụng một số cách chống thấm sàn mái khác. Một số vật liệu chống thấm khác bạn có thể tham khảo như: màng chống thấm loại tự dính, màng khò chống thấm, nhựa đường,… và một số vật liệu khác. Mỗi loại vật liệu chống thấm sẽ mang đến tác dụng riêng. Bạn hãy tham khảo để chọn được phương pháp chống thấm phù hợp với sàn mái của mình nhất nhé

Nếu có nhu cầu cần thi công chống thấm cho sàn mái, chống thấm ban công, nhà vệ sinh, tường nhà,… hay chống thấm những vị trí thấm dột nào trong công trình. Các bạn có thể liên hệ trực tiếp đến Thuận Phát để được tư vấn về phương pháp, vật liệu xử lý chống thấm. Chúng tôi sẽ tiến hành đến công trình của khách hàng để xử lý chống thấm nhanh chóng. Mang lại cho bạn một công trình khô thoáng, an toàn, không còn bị ẩm ướt, thấm dột. Hãy liên hệ với chúng tôi để được trải nghiệm những dịch vụ chất lượng nhất nhé.

Xem thêm quy trình chống thấm tại đây ???

Rate this post