Khi mùa mưa đến, mái nhà thường xuyên phải tiếp xúc với nước mưa, nắng gió. Nên lâu ngày dẫn đến tình trạng thấm dột mái nhà. Trong những trường hợp này thì việc áp dụng các cách chống thấm mái nhà là vô cùng quan trọng. Vậy có thể chống thấm mái nhà bằng cách nào để mang đến hiệu quả cao nhất? Dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn cách chống thấm mái nhà triệt để, đơn giản nhất. Hãy cùng tham khảo với chúng tôi nhé

Cách chống thấm mái nhà triệt để, đơn giản

Cách chống thấm mái nhà đơn giản, có thể tự thực hiện tại nhà

Cách chống thấm mái nhà đơn giản, có thể tự thực hiện tại nhà

– Sân thượng hay được gọi là mái nhà bê tông. Là những khu vực tiếp xúc thường xuyên, trực tiếp với điều kiện thời tiết từ môi trường. Đặc biệt là trong những ngày mưa to, làm đọng nước trên mái nhà. Lâu ngày sẽ làm thấm dột mái nhà, gây ảnh hưởng nghiêm trọng lên toàn bộ ngôi nhà

– Hoặc nhà bạn có sân thượng, bạn dùng khoảng trống rộng rãi trên sân thượng để trồng cây, nuôi chim, làm vườn rau,… để tạo ra không gian thư giãn, thoải mái cho gia đình. Việc tưới nước mỗi ngày cũng sẽ làm đọng nước. Lâu ngày làm xuất hiện tình trạng thấm dột xuống mái nhà, đọng nước, nhiễu giọt xuống toàn bộ không gian nhà. Bạn cần tìm những cách chống thấm mái nhà để khắc phục

⇒ Dưới đây là một số cách chống thấm mái nhà triệt để, đơn giản nhất. Hãy cùng tham khảo để biết cách khắc phục nhé

Cách chống thấm mái nhà bằng Sika

Chuẩn bị:

Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị cần thiết

  • Các loại dụng cụ, thiết bị thi công chuyên dụng
  • Máy trộn điện cầm tay có cánh khuấy
  • Các thiết bị phun để phục vụ cho công tác chống thấm mái nhà

Chuẩn bị bề mặt mái nhà cần chống thấm

  • Đục bỏ hết những phần bê tông yếu, không chắc. Cạo sạch sẽ để giúp bề mặt bằng phẳng
  • Vệ sinh bề mặt mái nhà sạch sẽ, loại bỏ hết bụi bẩn, đầu mỡ trên mái nhà

Tạo độ dốc, rãnh thoát nước ở trên sân thượng

  • Mái nhà cần thiết kế độ dốc tối thiểu là 1:100. Thiết kế từ cao đến thấp và hướng về rãnh thoát nước
  • Sau khi đã tạo độ dốc bằng cách đổ bê tông thì bạn hãy dùng vữa xi măng. Trộn với tỷ lệ 1:1:3:3 (1kg xi măng, 1 lít nước, 3 lít Sika Latex và 3kg cát thô) để tạo ra hỗn hợp đồng nhất
  • Bề dày của lớp vữa để tạo ra độ dốc có tối thiểu là 15mm và tối đa lf 40mm
  • Thi công theo từng lớp để tạo ra được một độ dốc cho mái

Xử lý vết nứt

Nếu trên bề mặt xuất hiện những vết nứt có kích thước hơn 1mm thì bạn hãy trám kín lại bằng cách dưới đây:

  • Đục một rãnh chữ V rộng khoảng 25mm, sâu 12mm
  • Trộn hỗn hợp vữa chống thấm theo tỷ lệ 1:1:3 (1 lít nước : 1 lít Sika Latex : 3kg xi măng) để tạo ra chất kết nối
  • Sau khi đã trộn xong hỗn hợp thì trét đều hỗn hợp lên rãnh đã đục ở trên (lưu ý chỉ trét 1 lớp duy nhất)
  • Khi hỗn hợp trên còn ướt thì tiến hành quét vữa Sika Latex lên bề mặt để hoàn thành

Thi công chống thấm mái nhà 

  • Trước khi quét lớp chống thấm lên bề mặt bạn cần dùng nước sạch để làm ẩm bề mặt mái nhà để tạo độ ẩm
  • Khi bề mặt đã đảm bảo đạt chuẩn thì quét một lớp lót Sikaproof Membrane lên bề mặt mái nhà (tỷ lệ pha 20:50% nước sạch). Phun theo định mức 0.2 – 0.3kg/m2. Để cho bề mặt khô trong 2 – 3 giờ với điều kiện thời tiết trên 30 độ C
  • Tiếp theo thì quét lớp Sikaproof Membrane dày nguyên chất lên bề mặt theo mật độ 0.6 kg/m2
  • Tại những vị trí có những vết nứt thì trải lớp lưới thủy tinh mắt lưới rỗng lên. Khi thực hiện ráp nối thì nên xếp chồng lên nhau khoảng 50mm. Nên thi công lớp lưới thủy tinh lên bề mặt lớp Sikaproof Membrane đã khô nhưng còn độ dính
  • Thi công tiếp lớp Sikaproof Membrane thứ 2 nguyên chất không pha theo mật độ 0.6kg/m2. 2 lớp nên cách nhau ít nhất là 2 giờ
  • Phủ tiếp lớp Sikaproof Membrane thứ 3 lên bề mặt rồi đợi trong 2 giờ để bề mặt khô. Thì thi công Sika Latex lên bề mặt bằng cách xoa nền để làm phẳng bề mặt Sika Latex
  • Sau đó thì phun ngay lớp Antisol S hoặc Antisol E lên

Chống thấm mái nhà đã lót gạch đỏ

Chuẩn bị:

Chuẩn bị bề mặt

  • Đục bỏ hết những phần vữa yếu, thừa trên bề mặt mái nhà để tạo độ phẳng cho bề mặt Sử dụng máy mài lắp chổi sắt để mài bề mặt tạo độ ma sát, giúp bề mặt bám dính vật liệu chống thấm tốt hơn
  • Tiếp theo thì sử dụng chổi quét hoặc máy thổi cầm tay để làm sạch bụi bẩn trên bề mặt
  • Sử dụng vữa chuyên dụng để xử lý, lắp đầy các vết nứt
  • Dùng nước sạch để làm ẩm bề mặt

Chuẩn bị dụng cụ, vật liệu chống thấm mái nhà

  • Dung dịch thẩm thấu có gốc bitum, gốc silicat,… dạng lỏng, không mùi và không màu. Có thể sử dụng indoseal vì loại dung dịch này sẽ không bị ảnh hưởng do tác động từ môi trường. Tạo ra một lớp chống thấm siêu bền vững
  • Chuẩn bị các loại dụng cụ để thi công: thùng pha chế, máy khuấy cầm tay, chổi quét,… và một số loại thiết bị, dụng cụ cần thiết hỗ trợ thi công 

Cách chống thấm mái nhà đã lót gạch

  • Pha vật liệu chống thấm theo đúng tỉ lệ nhà sản xuất yêu cầu
  • Đổ Indoseal ra thùng pha chế 20 lít đã chuẩn bị
  • Dùng chổi quét đều lên bề mặt mái nhà lớp indoseal
  • Để cho bề mặt khô từ 1 – 2 giờ sau thì quét tiếp lớp thứ 2 lên bề mặt

Trên đây chúng tôi đã hướng dẫn cách chống thấm mái nhà triệt để, đơn giản. Hãy tham khảo bài viết để áp dụng thành công vào công trình của mình khi cần chống thấm nhé.

Xem thêm cách chống thấm liên quan tại đây ???

 

Rate this post