Chống thấm trần nhà hiện là phương pháp bảo vệ ngôi nhà của bạn tốt nhất. Giúp ngôi nhà của bạn tránh khỏi tình trạng thấm dột, rạn nứt trần, nấm mốc,… Hơn nữa thực hiện chống thấm cho trần nhà sẽ giúp tuổi thọ của công trình kéo dài hơn. Những thành phần trong chất chống thấm sẽ bảo vệ ngôi nhà của bạn tối ưu nhất. Có rất nhiều phương pháp chống thấm trần nhà khác nhau. Dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu một số cách chống thấm trần nhà đơn giản nhất. Hãy cùng chúng tôi tham khảo nhé. 

Cách chống thấm trần nhà đơn giản, hiệu quả

Cách chống thấm trần nhà đơn giản nhất

Cách chống thấm trần nhà đơn giản nhất

Hiện nay trên thị trường có 2 cách chống thấm được sử dụng phổ biến đó là: chống thấm thuận và chống thấm ngược.

Cách chống thấm thuận

Chuẩn bị vật liệu:

  • Bạn hãy chuẩn bị màng chống thấm Fosmix 2 thành phần xi măng và polymer. Có độ đàn hồi cao.
  • Hóa chất chống thấm gốc nước – Water Seal DPC
  • Lưới chống thấm sợi thủy tinh – Fiberglass
  • Sika Latex – Phụ gia chống thấm

Thi công chống thấm trần nhà

Bước 1:
  • Đầu tiên bạn cần xác định vị trí bị dột trước.
  • Sau đó thì tiến hành vệ sinh bề mặt chuẩn bị chống thấm thật sạch.
  • Bạn có thể sử dụng máy mài để làm sạch những vị trí gồ ghề, không bằng phẳng. 
Bước 2:
  • Pha dung dịch chống thấm Water Seal DPC vào nước với tỷ lệ 1:1.
  • Sau đó dùng chổi quét đều hỗn hợp vừa pha lên bề mặt cần thi công chống dột.
Bước 3:
  • Fosmix có 2 thành phần xi măng và polymer. Bạn hãy trộn cả thành phần A và B vào thùng chứa.
  • Dùng máy khuấy để trộn đều hỗn hợp với nhau.
  • Khi đã trộn xong thì hãy quét lớp hỗn hợp vừa trộn lên bề mặt.
Bước 4:
  • Đợi khoảng từ 3 – 5 giờ để lớp Fosmix vừa quét lên khô. Thời gian khô còn tùy vào điều kiện nhiệt độ bên ngoài.
  • Khi lớp Fosmix khô thì trải lưới thủy tinh Fiberglass lên bề mặt thi công chống thấm. Và tiến hành quét tiếp lớp thứ 2 của hỗn hợp Fosmix được trộn ở trên lên phần lưới vừa trải.
Bước 5:
  • Sau khi đã hoàn tất quá trình chống thấm thì đợi khoảng từ 1 – 2 ngày sau. Chờ cho bề mặt khô hẳn thì bạn hãy xả nước lên bề mặt vừa chống thấm. Để kiểm tra xem có còn thấm dột không.
  • Nếu còn bạn phải chống thấm lại từ đầu. Nếu quá trình chống thấm cho hiệu quả tốt bạn hãy thực hiện tiếp bước tiếp theo.
Bước 6:
  • Pha hỗn hợp Sika Latex vào nước và xi măng.
Bước 7:
  • Dùng chổi quét hỗn hợp vừa trộn ở trên lên bề mặt tại những vị trí xuất hiện vết nứt.
Bước 8:
  • Bạn có thể sơn màu lại cho vị trí trần nhà vừa mới thi công chống thấm. Để đảm bảo vệ sinh và tính thẩm mỹ cho công trình.

Cách chống thấm trần nhà bằng phương pháp chống thấm ngược

Cách chống thấm trần nhà bằng máy bơm keo chống thấm PU – Epoxy.

Chuẩn bị vật liệu:

  • Keo PU: Là loại keo chuyên dụng dùng để chống thấm. Khi gặp nước các thành phần trong keo sẽ nở ra và có thể trám kín được các vết nứt của bề mặt.
  • Máy bơm keo, kim bơm keo và các phụ kiện liên quan đi kèm
  • Xi măng tinh.
  • Phụ gia Latex: được sử dụng để trộn với vữa

Thi công chống thấm ngược

Bước 1:
  • Bước đầu tiên bạn cũng cần phải xác định được vị trí thấm dột chính xác là ở đâu. Nếu bề mặt lồi lõm, gồ ghề bạn phải đục bỏ để làm phẳng bề mặt.
  • Những vị trí có vết nứt, cần đục thành rãnh hình chữ V sâu khoảng 2cm. Bạn hãy dùng giấy nhám để chà lên bề mặt. Đảm bảo bề mặt bằng phẳng để quá trình chống thấm được hiệu quả hơn.
Bước 2:
  • Khi đã chuẩn bị bề mặt xong thì bạn hãy dùng máy bơm keo và bơm keo vào những vị trí đã đục ở bước trên.
Bước 3:
  • Trộn vữa với phụ gia chống thấm Latex. Khi đã bơm keo xong thì bạn hãy dùng vữa trát lên những vị trí đã bơm keo.
Bước 4:
  • Trộn xi măng tinh với nước sạch rồi quét đều lên bề mặt đã trát vữa ở trên.
  • Bạn có thể quét 2 lần để đảm bảo chất lượng hơn. Nhưng lưu ý cần phải thao tác thật đều tay và kỹ để đảm bảo độ phủ đều lên bề mặt.
Bước 5:
  • Khi thực hiện chống thấm xong bạn hãy bảo vệ bề mặt bằng cách dùng nilon phủ lên bề mặt. Để tránh nước ngấm vào làm vữa bị gãy. Như vậy sẽ hình thành ra những vết nứt.
  • Đợi bề mặt khô hoàn toàn thì bạn có thể phủ lớp sơn lên trên bề mặt để giúp tăng thêm lớp chống thấm. Và tăng tính thẩm mỹ của công trình hơn.

Trên đây chúng tôi đã hướng dẫn cách chống thấm trần nhà bằng 2 phương pháp thông dụng nhất hiện nay. Hy vọng những thông tin được chúng tôi chia sẻ trong bài viết này sẽ hữu ích với bạn.

Các bài viết liên quan:

5/5 - (1 bình chọn)