Nội Dung Bài Viết
Nếu bạn đã hiểu rõ về ngành cơ khí chắc hẳn bạn sẽ không còn cảm thấy xa lạ gì với tên gọi taro. Tuy nhiên đối với những người “ngoại đạo” sẽ không biết taro là gì? Và thường dùng để làm gì? Để hiểu rõ hơn về dụng cụ này chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Taro là gì?
– Taro thường được sử dụng nhiều trong cơ khí. Đây được xem là hành động dùng một mũi thép (hoặc còn gọi là mũi taro) hay bàn ren để tạo ren lên mỗi chi tiết. Vậy taro là gì? Có thể hiểu Taro là 1 mũi thép dùng để tạo ra những đường ren có các kích thước không bằng nhau. Kích thước thường là nhỏ hơn 20nm.
– Mũi taro là một dụng cụ được dùng để taro cho ren. Có thể hiểu đơn giản thì muốn tạo ren cho những chi tiết thì cần có mũi taro.
Cấu tạo chung của Taro
Cấu tạo của taro thường làm theo bộ. Mỗi một bộ taro sẽ có 3 chiếc được làm từ thép Cacbon Y12 hoặc có thể làm từ thép gió được tôi cứng lại. Trên mỗi chiếc taro cũng sẽ chia thành 3 phần. Mỗi phần sẽ có cấu tạo và công dụng khác nhau.
– Đầu taro là bộ phận có ren, công dụng của nó là cắt gọt để tạo lên ren ốc.
– Cổ taro là bộ phận có tiết diện tròn và không có ren. Bộ phận này được dùng để khắc các trị số ở trên loại taro, đường kính và ren ốc.
– Để các bạn dễ hiểu hơn thì chúng tôi sẽ cho ví dụ như sau: Trên bộ phận cổ của 1 taro có khắc M20; 2,5, trên cổ có 1 rãnh vòng. Ý nghĩa của nó là:
- M20: đường kính đầu ren bộ taro ấy có thể tạo được
- 2,5: chỉ số bước ren. Bước ren được hiểu là khoảng cách của đỉnh ren bên này đến phần đỉnh ren ở bên cạnh
- Trên cổ có 1 rãnh vòng có nghĩa chỉ taro đó là taro phá
– Đuôi taro là một bộ phận có thể tạo thành tiết diện hình vuông dùng để cắm vào phần tay quay của taro.
– Dọc theo phần đầu của taro sẽ có 3 ÷ 4 rãnh tạo thành hình lưỡi cắt của 1 taro. Còn có nhiệm vụ là thoát phoi ra bên ngoài khi thực hiện cắt gọt.
Mỗi chiếc taro ở trong 1 bộ sẽ có những kết cấu ren không đồng bộ với nhau:
- Taro thứ nhất (cổ taro có 1 rãnh vòng): Đây được gọi là loại taro phá, có chiều cao là bằng ⅓ ren đúng. Taro thứ nhất sẽ thực hiện cắt gọt trước tiên để tạo nên vết ren trong lỗ.
- Taro thứ hai (cổ taro có 2 rãnh vòng): Được gọi là taro trung gian chiều cao sẽ bằng ⅔ ren đúng. Taro thứ 2 sẽ hoạt động cắt gọt sau loại taro phá. Để có thể tạo ra được rãnh ren sâu hơn loại taro phá.
- Taro thứ ba (cổ của taro có 3 rãnh vòng): Gọi là taro hoàn thành, có chiều cao ren sẽ bằng với chiều cao của ren đúng. Taro thứ ba hoàn thành này sẽ có vai trò cắt gọt lần cuối cùng để hoàn thành được đúng chuẩn của chiều cao ren cần tạo ra. Ngoài ra thì loại taro hoàn thành này còn có công dụng là giúp làm nhẵn và bóng sườn ren.
Bảo quản mũi taro
Sau khi đã sử dụng taro để tạo ren xong thì cần vệ sinh thật sạch sẽ. Tuyệt đối không được để taro dính phoi ở kẽ răng taro. Bôi dầu mỡ vào taro và bảo quản ở từng hộp riêng. Thực hiện việc bảo quản kỹ lưỡng như vậy. Để đảm bảo dụng cụ luôn được bền, hoạt động tốt. Đảm bảo năng suất làm việc của những người thợ khi cần sử dụng đến taro sẽ có hiệu quả hơn.
Trên đây là một số thông tin chúng tôi chia sẻ để giúp các bạn hiểu được taro là gì? Và cấu tạo của taro gồm có những gì? Hy vọng bạn đã có thể biết được từng loại taro sẽ có công dụng gì và từ đó sẽ áp dụng đúng cách hơn. Chúc các bạn thành công.