Nội Dung Bài Viết
Một công trình xây dựng có đẹp, thẩm mỹ hay không là nhờ vào bước sơn hoàn thiện cuối cùng. Và một trong những bước để tạo ra một lớp sơn hoàn hảo không thể thiếu đó là sơn lót. Trước đây nhiều người cho rằng sơn lót là không cần thiết cho mỗi công trình. Có thể có hoặc không đều được. Có lẽ nhiều người chưa biết công dụng của sơn lót nên mới có những suy nghĩ sai lầm như vậy. Vậy sơn lót là gì? Sơn lót có tác dụng gì? Hãy cùng chúng tôi tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về loại sơn này nhé.
Sơn lót là gì?
Sơn lót còn được gọi là sơn phủ. Là màng sơn ở giữa bề mặt và lớp sơn hoàn thiện. Sơn lót có tác dụng làm cho bề mặt bằng phẳng, che lấp đi những vết răng cưa, vết nứt. Có khả năng chống rỉ sét, kháng kiềm và chống thấm. Sơn lót còn được xem như là lớp keo bao phủ lên bề mặt. Làm tăng độ bám dính của sơn hoàn thiện trên bề mặt hơn. Sơn lót có 2 loại chính là sơn lót cho tường trong và sơn lót cho tường ngoài. Có thể lựa chọn loại sơn thích ứng với môi trường để làm tăng hiệu quả của sơn hơn.
Sơn lót có tác dụng gì? Vì sao nên dùng sơn lót?
Các công trình xây dựng không nhất thiết phải sử dụng sơn lót. Tuy nhiên sơn lót lại là một điều kiện để giúp cho công trình của bạn có một màu sơn hoàn thiện ưng ý. Nếu không có sơn lót, công trình của bạn vẫn có màu sơn giống với sở thích của mình. Tuy nhiên là chất lượng của lớp sơn chỉ ở mức tương đối chứ không được tuyệt đối. Hầu hết các công trình xây dựng hiện nay sở hữu một lớp sơn đẹp đều có sử dụng qua một lớp sơn lót trước. Có thể thấy sơn lót cũng rất quan trọng. Sơn lót có nhiều tác dụng để giúp cho màu sơn của bạn hoàn hảo tuyệt đối. Vậy sơn lót có tác dụng gì? Hãy cùng tìm hiểu về một số tác dụng sơn lót mang lại dưới đây.
– Sơn lót có tác dụng làm tăng độ bám dính hơn cho lớp sơn hoàn thiện. Giúp lớp sơn màu hoàn thiện bám chặt và thẩm thấu vào tường nhanh chóng. Giúp lấp kín được những vết nứt làm tăng độ mịn hơn cho bề mặt.
– Sơn lót có tác dụng bảo vệ cho lớp sơn phủ khỏi những phản ứng hóa học từ bên trong kết cấu tường như: bị ăn mòn, kiềm, thấm nước,… Giúp lớp sơn phủ không bị phai màu vì những tác động như ố vàng, kiềm hóa, rỉ sét hay bong tróc,… Sơn lót giúp tăng thêm độ bền cho sơn phủ.
Lựa chọn loại sơn và cách thi công phù hợp
– Sơn lót là lớp sơn bảo vệ cho bề mặt với nhiều công dụng. Để làm tăng hiệu quả hơn thì khi thi công cần đảm bảo bề mặt phải được phủ đều sơn lót với độ dày vừa đủ.
– Mỗi sản phẩm thường có những loại sơn lót đi kèm. Bạn nên lựa chọn đúng loại sơn lót tương thích với bề mặt để làm tăng hiệu quả hơn.
– Với những bề mặt phẳng không có khuyết điểm trên bề mặt. Bạn có thể thi công dễ dàng bằng bất cứ loại dụng cụ nào cũng được. Nhưng với những bề mặt có góc cạnh hoặc lồi lõm. Bạn nên lựa chọn các dụng cụ để thi công phù hợp với bề mặt.
- Ví dụ cụ thể: Khi sơn lên bề mặt bê tông bằng phẳng. Bạn có thể sử dụng chổi, cọ hoặc rulo hoặc các loại dụng cụ khác để sơn đều được. Nhưng khi sơn lên bề mặt kim loại bạn nên sử dụng cọ hoặc súng phun sơn. Để luôn đảm bảo lớp sơn lót phủ thật đều và có độ mịn, dày ổn định.
Trên đây là một số thông tin về sơn lót chúng tôi giới thiệu. Để giúp các bạn hiểu được sơn lót là gì? Và sơn lót có tác dụng gì? Hy vọng qua đây các bạn khi có nhu cầu thi công sơn sẽ lựa chọn được loại sơn lót phù hợp hơn.