Nội Dung Bài Viết
Đối với mỗi công trình xây dựng thì việc thực hiện khảo sát địa chất là rất quan trọng. Đặc biệt là những công trình quy mô lớn như: các khu sinh thái, trường học, các tòa nhà cao tầng, trường học,… Thực hiện việc khảo sát này có liên quan đến sự ổn định và bền vững của công trình. Khi muốn xây dựng công trình thì cần phải cung cấp đầy đủ hồ sơ đã thực hiện việc khảo sát. Thì công trình mới xin được giấy phép xây dựng để thi công. Dưới đây chúng ta hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về việc khảo sát địa chất dưới bài viết này nhé.
Khái niệm về việc khảo sát địa chất
– Có thể hiểu đơn giản khảo sát địa chất là một việc để nghiên cứu, đánh giá về điều kiện địa chất của công trình tại vị trí xây dựng. Để xác định được cấu trúc nền đất, điều kiện nước trong đất, tính cơ lý của đất nền. Và những tai biến về địa chất phục vụ công tác thiết kế, xử lý nền móng, quy hoạch,…
– Thực hiện khảo sát sẽ gồm những công tác như: khoan địa chất, đào đất, xuyên động, xuyên tĩnh, địa vật lý, nén ngang, nén tĩnh, cắt cánh,….
– Công tác khảo sát này sẽ được thực hiện trước khi tiến hành thiết kế phần nền móng của công trình. Việc thực hiện khảo sát địa chất cho công trình là vô cùng quan trọng khi xây dựng công trình tại các vị trí có điều kiện về địa chất phức tạp. Hay xây dựng các công trình ngầm, thiết kế nhà cao tầng
– Khoan địa chất sẽ lấy mẫu đất nguyên dạng ở công trình, thực hiện bảo quản đúng cách, sau đó vận chuyển mẫu đất đó về phòng thí nghiệm. Khoảng cách trung bình là cứ 2m sẽ lấy 1 mẫu đất
– Kết hợp với thí nghiệm SPT ngay tại hố khoan. Cứ 2m sẽ làm 1 thí nghiệm
– Lấy mẫu đất nguyên dạng thực hiện thí nghiệm 9 chỉ tiêu cơ lý bên trong phòng thí nghiệm
– Xác định độ sâu của mực nước ngầm
– Lập báo cáo về việc khảo sát địa chất
Vì sao bạn cần phải khoan địa chất?
Khảo sát địa chất là công đoạn đầu tiên để phục vụ cho quá trình thiết kế công trình. Và xin cấp giấy phép xây dựng công trình. Cung cấp những số liệu về tính chất cơ lý lớp đất, cấu trúc địa tầng, nước trong đất. Để làm cơ sở đề xuất ra các phương án nền móng thích hợp cho công trình
Nhiệm vụ của việc khảo sát là:
- Xác định sự phân bổ của những lớp đất theo diện tích và chiều sâu
- Xác định mực nước dưới đất, tính chất cơ lý của những lớp đất
- Đánh giá sơ bộ khả năng của nước ăn mòn
- Đánh giá về khả năng chịu tải, sự chịu nén, lún của những lớp đất
- Đánh giá về những hiện tượng địa chất có ảnh hưởng bất lợi đến quá trình thi công đào hố sâu. Đề xuất những biện pháp chống đỡ
Vì sao phải thực hiện khảo sát khi ép cọc đã có thể sử dụng đồng hồ đo tải để xác định được tải trọng?
– Đồng hồ đo tải trọng chỉ đo được tải trọng tức thời lúc đang ép cọc (đây là tải trọng giả). Qua một thời gian khi đất đã ổn định thì tải trọng thực tế của cọc sẽ có sự thay đổi rất nhiều. Trên thực tế có rất nhiều công trình khi thực hiện ép cọc đều dựa vào đồng hồ đo tải để xác định thì lúc đó đã đạt được yêu cầu về thiết kế. Tuy nhiên sau thời gian thì công trình bị lún, nghiêng trầm trọng. Đây là lí do vì sao những công trình lớn đều thử tải trọng cọc một thời gian rồi mới xác định tải trọng chính xác
– Ngoài ra thì việc ép cọc dư tải hay thực hiện theo kinh nghiệm từ việc thi công các công trình trước. Điều này sẽ làm lãng phí chi phí của phần móng. Nếu xây dựng phần móng thiếu tải thì ta có thể nhận thấy qua việc móng bị nghiêng, lún. Đối với tình trạng dư tải chúng ta sẽ khó nhận biết nếu không có một thiết kế chuẩn đúng theo điều kiện địa chất của công trình
– Có nhiều khu vực thực hiện ép cọc không đạt độ dài cần thiết vì gặp phần đất sét cứng. Phải cắt bỏ nhiều phần đầu cọc dư ra điều này gây lãng phí rất lớn về thời gian và tiền bạc. Trong khi đó sự an toàn của nền móng lại không được đảm bảo
Khảo sát công trình mang lại ưu điểm gì?
– Tính toán được sức chịu tải của các cọc trên đất nền qua thời gian. Tranh sự rủi ro của tải trọng giả
– Xác định độ dài chính xác của cọc cần đúc. Xác định điều kiện hợp lý để ép cọc
– Tránh lãng phí nền móng dư thừa vì thiết kế dư tải trọng
Thời gian thực hiện việc khoan khảo sát địa chất
– Đối với những công trình 1 hố khoan: Thời gian để thực hiện là từ khoảng 5 – 7 ngày. Còn tùy vào địa điểm và độ sâu của hố khoan
– Đối với những công trình 2 hố khoan: Thời gian để thực hiện là từ khoảng 7 – 10 ngày. Còn tùy vào địa điểm và độ sâu của hố khoan
– Đối với những công trình hố khoan <1000 mét: Thời gian để thực hiện là từ khoảng 20 – 30 ngày
– Đối với những công trình hố khoan > 1000 mét: Thời gian để thực hiện có thể từ 30 – 60 ngày. Tiến độ thực hiện còn phụ thuộc theo yêu cầu của bên chủ đầu tư
Trên đây chúng tôi đã giới thiệu cho các bạn biết một số thông tin về việc khảo sát địa chất của công trình. Hy vọng những thông tin chúng tôi chia sẻ sẽ hữu ích đối với bạn.