Nội Dung Bài Viết
Báo cáo thực tập đó là việc mà tất cả sinh viên năm cuối cần phải hoàn thành ngay khi hoàn thành kỳ thực tập đầu tiên. Do đó cách viết làm sao để cho bài báo cáo có thể đạt điểm cao nhất. Việc hoàn thành báo cáo thực tập sau tốt nghiệp tốt. Sẽ giúp bạn dễ dàng đạt điểm cao từ giảng viên hoặc tạo ấn tượng tốt với sếp nơi mình làm. Vậy những nội dung cần có trong một bài báo cáo thực tập sau tốt nghiệp là gì? Cùng tìm hiểu sau bài viết này nhé!
Nội dung trình bày bài báo cáo thực tập
Về nội dung, chúng ta phải đảm bảo các yêu cầu sau
- Khổ giấy: A4 (210x297mm)
- In một mặt
- Bìa là loại giấy cứng với khổ giấy A4, màu xanh và không sử dụng bìa thơm
- Số trang: Nội dung báo cáo phải tối thiểu 20 trang và tối đa 70 trang không tính phần phụ lục
- Chữ trong phần nội dung: Gồm có font: Times New Roman và font size: 13. Và không được sử dụng kiểu chữ dạng thư pháp
- Dãn dòng 1,5
- Canh lề: trái: 3.5 cm; phải: 2.00 cm; trên: 2.00 cm; dưới: 2.00cm
- Không dùng thanh tiêu đề ( Header and footer) khi viết báo cáo
- Trang số 1 sẽ bắt đầu sau phần Mục lục có nghĩa là trang đầu của chương 1
- Viết theo chương, theo mục, các tiểu mục
- Đánh số các bảng và hình ảnh, bản đồ/sơ đồ sau đó ghi tên bảng trên đầu mỗi bảng
- Hạn chế viết tắt và nếu phải viết tắt thì phải mở ngoặc cộng đóng ngoặc (…). Để giải thích nghĩa ngay từ các chữ được viết tắt đầu tiên rồi sau đó liệt kê thành trang. Sau đó đưa vào sau những trang danh mục bảng biểu, sơ đồ và hình,…..
- Không được dùng các câu tục ngữ, thành ngữ hay sử dụng các hoa văn và hình vẽ để trang trí hay làm đề dẫn ở đầu trang và mỗi chương, mục,…
Quy định thứ tự được sắp xếp trong phần báo cáo thực tập
Bất kỳ báo cáo nào cũng phải tuân theo các trình tự nhất định hoặc mẫu báo cáo cũng vậy. Và sau đây là gợi ý giúp bạn tham khảo:
Bìa ngoài của bài báo cáo thực tập thì có thể là bìa cứng hoặc giấy pelure thường hay khổ A4. Và cần được trình bày đầy đủ các nội dung đúng theo yêu cầu và theo trình tự sau:
- Tên, tên trường và tên khoa
- Báo cáo bài thực tập tốt nghiệp
- Chuyên ngành đang học
- Tên đơn vị đã đến thực tập, nơi công ty/cơ quan đến thực tập và địa chỉ của cơ sở đó.
- Tên cán bộ đã hướng dẫn (học hàm, học vị)
- Tên giảng viên đã theo dõi (học hàm, học vị)
- Tên sinh viên thực tập và mã số sinh viên
- Địa điểm và thời gian hoàn thành xong báo cáo
- Lời cảm ơn
- Nhận xét của người đã hướng dẫn
- Mục lục và phần danh mục các bảng biểu, tất cả hình ảnh/đồ thị, ký hiệu và chữ viết tắt
- Cuối cùng là phần từ điển thuật ngữ (nếu cần)
Nội dung cơ bản trong bài báo cáo thực tập
Chương 1: Giới thiệu về cơ sở thực tập
Ở phần này trong bài báo cáo thực tập thì bạn cần trình bày tất cả một cách khái quát nhất. Với những thông tin cơ bản nơi đơn vị mà bạn thực tập. Nên trình bày thật chính xác và cô đọng ý chính trong khoảng 2 trang giấy. Và không đi quá sâu hoặc dài dòng, lan man. Sau đây là các thông tin phần trình bày:
- Tên và địa chỉ đầy đủ
- Lịch sử hình thành và phát triển
- Cơ cấu tổ chức ( cần phải vẽ ra sơ đồ tổ chức)
- Chức năng, nhiệm vụ và phạm vi hoạt động
- Quy mô, năng lực sản xuất và kinh doanh, dịch vụ…
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Ở chương 2 của bài báo cáo thực tập bạn nên nêu tóm tắt những kiến thức. Và lý thuyết đã học được để tận dụng giải quyết vào các vấn đề được nêu lên trong báo cáo.
Chương 3: Nội dung nghiên cứu
Đây là chương có nội dung rất quan trọng cùng với chương 4. Và chiếm phần lớn trong tất cả điểm số của bài thực tập mà bạn làm. Vì vậy hãy trình bày cụ thể và phân tích chi tiết từng nội dung sau:
- Mô tả công việc đã được giao
- Phương thức làm việc
- Quy trình thực hiện, thí dụ như lập kế hoạch và phê duyệt kế hoạch
- Kết quả đạt được
- Kết quả khảo sát và thu thập tài liệu ở thực tế
- Phân tích và xử lý tất cả số liệu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Đây chính là tất cả kết quả bạn nhận được trong suốt quá trình thực tập. Giảng viên chấm sẽ dựa vào đây để đánh giá thời gian đã thực tập của bạn. Vì vậy hãy chăm chút ở chương này hơn nhé. Và đây là một số nội dung bạn cần trình bày:
- Những điểm hợp nhất giữa kiến thức đào tạo của ngành học so với hoạt động thực tế tại cơ sở.
- Những điểm chưa hợp nhất giữa kiến thức đào tạo của ngành học so với hoạt động thực tế tại cơ sở.
- Đề xuất ra các giải pháp đổi mới về nội dung chương trình cũng như phương pháp đào tạo
Phần kết luận và kiến nghị
Đây là phần kết thúc của bài báo cáo tuy nhiên không được đánh số các chương và nó được tách riêng hẳn ra. Vì với độ dài thông thường thì khoảng 2 trang. Gồm có 2 nội dung chính đó là kết luận và kiến nghị, ở phần cuối này, những nội dung sẽ được trình bày là:
Kết luận:
- Tóm tắt lại những nội dung đã được thực hiện trong suốt quá trình thực tập.
- Nêu tóm tắt các điểm mạnh và điểm yếu của vấn đề thực tập ở công ty.
Kiến nghị
- Ý kiến của bản thân sau khi kết thúc báo cáo thực tập.
- Sinh viên đã học hỏi được gì sau khi kết thúc chương trình thực tập.
- Nguyện vọng của bản thân ngay khi hoàn thành xong chương trình thực tập.
Nội dung của hai phần chính trong bài báo cáo thực tập là:
Phần thứ nhất nói về tình hình thực tế đã tìm hiểu ở doanh nghiệp được chọn theo chủ đề nghiên cứu:
- Tình hình chung về nhà tổ chức sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp.
- Tình hình tổ chức và các thực trạng có liên quan trực tiếp đến lĩnh vực tài chính và kế toán, ngân hàng ….Có phù hợp với chủ đề nghiên cứu đã chọn.
Phần thứ hai là phần nhận xét và đánh giá. Sau đó trình bày và kiến nghị thêm các giải pháp (nếu có).
Chú ý riêng đối với các bạn sinh viên chọn chủ đề về nghiên cứu trong lĩnh vực kế toán. Và trước hai nội dung ở trên thì cần trình bày thêm về các quy định trong hệ thống kế toán tại Việt Nam có liên quan.
Trên đây là những hướng dẫn cách viết bài báo cáo thực tập về bao quát từng phần. Và từng mục mà bạn có thể vận dụng vào bài báo cáo thực tập về kế toán. Và bài báo cáo thực tập về quản trị kinh doanh hoặc mẫu báo cáo thực tập về ngành điện. Hay bài báo cáo thực tập ở công ty, doanh nghiệp của tất cả sinh viên thuộc các ngành khác nhau. Chúc bạn thành công!