Nội Dung Bài Viết
Nếu lần đầu bạn thực hiện quyết toán công trình xây dựng nhưng chưa có kinh nghiệm gì. Và cũng không biết bắt đầu từ đâu? Không biết hồ sơ quyết toán công trình xây dựng gồm những gì? Vậy hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé.
Hồ sơ quyết toán công trình xây dựng gồm những gì?
Theo điều số 22, của Nghị định 37/2015/NĐ-CP. Hồ sơ quyết toán hợp đồng sẽ do bên nhà thầu lập ra phù hợp theo từng loại hợp đồng, giá hợp đồng. Hồ sơ quyết toán công trình xây dựng cần phù hợp với những thỏa thuận có trong hợp đồng. Gồm những tài liệu sau đây:
– Hồ sơ của bản vẽ hoàn công.
– Danh sách nhật ký xây dựng công trình.
– Một số biên bản nghiệm thu đã hoàn thành toàn bộ các công việc. Những loại công tác đã được cấp trên ký xác nhận.
– Bảng tính toán giá trị quyết toán của hợp đồng xây dựng. Bên trong đó cần nêu rõ những giá trị các công việc đã hoàn thành theo bản hợp đồng. Giá trị của những công việc có phát sinh. Các giá trị tạm ứng hoặc đã thanh toán. Và các giá trị còn lại mà bên giao thi công phải có nhiệm vụ thanh toán đầy đủ cho bên nhà thầu.
– Những loại tài liệu khác trong thỏa thuận của bản hợp đồng xây dựng.
Hồ sơ quyết toán của các bên cần chuẩn bị những gì?
Đơn vị thi công và chủ đầu tư cần chuẩn bị những loại giấy tờ quan trọng dưới đây để chuẩn bị cho việc quyết toán.
Chủ đầu tư
- Hồ sơ dự toán và bản vẽ công trình.
- Hợp đồng, nghiệm thu và thanh lý, hóa đơn của phần thiết kế.
- Hợp đồng, nghiệm thu và thanh lý, hóa đơn của phần thẩm định, kiểm tra hồ sơ thiết kế với các công trình cần thẩm định, kiểm tra lại hồ sơ.
- Biên bản nghiệm thu của từng hạng mục, từng phần, nhật ký thi công công trình của các bên: đơn vị thi công, đơn vị giám sát và chủ đầu tư.
- Biên bản ghi nhận các khối lượng công việc giảm sinh hay phát sinh nếu có.
- Bản vẽ hoàn công và quyết toán công trình.
- Hợp đồng, nghiệm thu và thanh lý, hóa đơn của phần thi công.
Đơn vị thi công
- Bản vẽ công trình.
- Biên bản nghiệm thu của từng hạng mục, từng phần, nhật ký thi công công trình của các bên: đơn vị thi công, đơn vị giám sát và chủ đầu tư.
- Biên bản ghi nhận các khối lượng công việc giảm sinh hay phát sinh nếu có.
- Bản vẽ hoàn công và quyết toán công trình (dựa vào khối lượng thi công và định mức xây dựng).
- Chứng từ hóa đơn của vật tư, bảng phân bổ các chi phí, chi phí nhân công.
- Bảng tính giá thành của công trình : chi phí, vật tư và nhân công.
- Hợp đồng, nghiệm thu và thanh lý, hóa đơn của đầu ra.
Quy trình để lập hồ sơ quyết toán cho công trình xây dựng
– Bước 1: Tính toán các khối lượng xây dựng thực tế (dựa theo bản vẽ phần hoàn công) của những loại công tác. Lấy đó để làm cơ sở căn cứ, dựa vào đơn giá của thị trường về chi phí máy móc, nhân công, vật tư để tính toán ra được chi phí trực tiếp.
– Bước 2: Dựa theo thông báo và hướng dẫn về việc lập dự toán, quy định về những hệ số điều chỉnh (nếu có). Kèm với những chi phí ngay tại thời điểm thực hiện quyết toán (nếu có) thay đổi giữa giá vật liệu, thay đổi những hệ số hay những tỷ lệ quy định. Đơn vị thi công và chủ đầu tư phải thống nhất lại về thời điểm áp dụng giá, tỷ lệ và hệ số quy định, tổng hợp trên những vấn đề sau đây:
- Phân loại và xác định giá trị của tài sản cố định
- Xác định thực tế tổng số vốn đã đầu tư vào công trình gồm chi phí chuẩn bị đầu tư và thực hiện đầu tư.
- Xác định tổng số vốn đã đầu tư thực tế cho công trình.
- Xác định những khoản thiệt hại không tính toán vào giá thành của công trình (như dịch bệnh, thiên tai,…)
- Xác định đầy đủ các giá trị tài sản lưu động, tài sản cố định của công trình. Đã thực hiện chuyển giao cho những đơn vị khác dùng để hạch toán tăng và giảm vốn đầu tư.
Như vậy, sẽ còn tùy vào tính chất và quy mô của công trình. Mà các loại hồ sơ và quy trình quyết toán sẽ được chuẩn bị, thực hiện sao cho thích hợp với các quy định đang hiện hành.