BOT là gì? Có lẽ ai cũng đã từng nghe nhắc về BOT và trạm thu phí BOT. Nhưng ý nghĩa thật sự của nó có lẽ vẫn còn nhiều người chưa biết. Để hiểu rõ hơn về BOT là gì chúng ta hãy cùng tham khảo bài viết bên dưới đây nhé.

BOT là gì?

– BOT là chữ cái viết tắt từ cụm từ Build – Operate – Transfer. Có thể hiểu là xây dựng – kinh doanh – chuyển giao. Dựa theo khoản 3, điều 3, nghị định về đầu tư theo hình thức Đối tác Công tư Hợp đồng thì Xây dựng – kinh doanh – Chuyển giao là một dạng hợp đồng được ký kết giữa cơ quan có thẩm quyền và phía nhà đầu tư để cùng xây dựng công trình kết cấu hạ tầng. Sau khi công trình hoàn thành thì phía nhà đầu tư có quyền kinh doanh công trình đó trong thời hạn nhất định. Khi hết thời hạn, nhà đầu tư phải chuyển giao công trình lại cho cơ quan nhà nước.

– Ở nước ta hiện nay đang phát triển hình thức đầu tư công trình giao thông dạng BOT. Thậm chí khoảng vài năm gần đây, có đến hàng trăm hợp đồng về BOT mọc lên vì có nguồn lợi nhuận cực lớn.

– Vậy BOT là gì? Bạn có thể hiểu BOT là những công trình hình thành dựa trên cơ sở hợp đồng về xây dựng – kinh doanh – chuyển giao giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền với nhà đầu tư. Sau khi phía nhà đầu tư xây dựng xong công trình giao thông. Thì nhà đầu tư được quyền kinh doanh công trình đó trong thời hạn nhất định. Hết thời hạn kinh doanh thì nhà đầu tư chuyển giao lại cho cơ quan nhà nước quản lý

Trạm thu phí BOT có nghĩa là gì?

BOT là gì? Trạm thu phí BOT được hiểu là gì?

BOT là gì? Trạm thu phí BOT được hiểu là gì?

– Những dự án, công trình giao thông BOT là của các nhà đầu tư. Vậy nên khi đi trên đường là những công trình BOT, thì người tham gia giao thông cần phải trả tiền, gọi là phí cầu đường. Để thu tiền của người tham gia giao thông thì chủ đầu tư sẽ xây những trạm thu phí trên đường.

– Bạn có thể hiểu đơn giản trạm thu phí BOT là những trạm chốt được xây dựng trên những tuyến đường trong dự án BOT. Trạm thu phí này có chức năng thu phí của những phương tiện tham gia giao thông trên đường bộ thuộc tuyến đường dự án BOT. Tiền thu được từ những người tham gia giao thông sẽ được sử dụng để chi trả, nâng cấp, bảo trì những tuyến đường. Mức tiền thu phí tại những trạm BOT sẽ được nhà  nước điều chỉnh cho phù hợp với từng loại phương tiện, từng thời điểm và tuyến đường khác nhau.

Đối tượng nào sẽ đóng phí tại trạm BOT?

Mức thu phí tại những trạm BOT sẽ được quy định theo Nghị định số 18/2012/NĐ-CP ngày 13/3/2012 của Chính phủ về Quỹ bảo trì đường bộ. Nghị định này không áp dụng cho xe máy chuyên dùng theo quy định khoản 20.

Những đối tượng sẽ phải đóng phí:

  1. Các phương tiện giao thông đường bộ gồm: máy kéo, xe ô tô, rơ moóc, sơ mi rơ moóc kéo bởi ô tô, xe gắn máy, mô tô 2 bánh, mô tô 3 bánh. Đây là  những đối tượng sẽ chịu phí khi sử dụng đường bộ
  2. Xe ô tô sẽ thuộc đối tượng đóng phí khi sử dụng đường bộ được quy định ở khoản 1. Và sẽ không phải đóng phí đường bộ trong những trường hợp như:
  • Bị tịch thu
  • Bị hủy hoại do thiên tai hay tai nạn
  • Bị tai nạn mà không thể lưu hành tiếp tục phải chờ sửa chữa 30 ngày trở lên
  1. Những trường hợp được đề cập đến ở khoản 2. Nếu ô tô đã đóng phí để sử dụng đường bộ. Thì trong trường hợp này chỉ phương tiện giao thông sẽ được trả lại phần phí đã đóng (áp dụng cho các loại xe ô tô bị tịch thu, bị hủy hoại, không thể tiếp tục lưu hành). Hoặc có thể trừ vào phần phí phải nộp cho kỳ sau (áp dụng với các xe tô tô được tiếp tục lưu hành sau quá trình sửa chữa). Tương ứng theo khoảng thời gian phương tiện không sử dụng đường bộ. Nếu có đầy đủ hồ sơ đúng theo quy định điều 9 của thông tư này
  2. Khoản 2 của điều này sẽ không áp dụng với xe ô tô thuộc lực lượng công an, lực lượng quốc phòng. Và các xe ở nước ngoài tạm nhập về và lưu hành tại Việt Nam

Tổng kết

Trên đây là một số thông tin chúng tôi chia sẻ để giúp các bạn hiểu được BOT là gì? Chúng tôi cũng đã giới thiệu về trạm thu phí BOT. Và những đối tượng cần đóng phí tại trạm BOT. Hy vọng những thông tin chúng tôi chia sẻ sẽ vô cùng hữu ích đối với bạn. 

Rate this post